Theo chế độ kế toán ở thông tư 200 và thông tư 133 thì có 2 giải pháp hạch toán hàng tồn kho, đó là: Giải pháp kê khai thường xuyên và giải pháp kiểm kê định kỳ
TG hàng xuất kho trong kỳ = TG hàng tồn kho đầu kỳ + Tổng TG hàng nhập kho trong kỳ - TG hàng tồn kho cuối kỳ
Ghi chú: TG = Trị giá
Lưu ý: Trong một doanh nghiệp (một đơn vị kế toán) chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên, hoặc Kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hóa và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán.
Dưới đây là bảng so sánh giữa kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ:
ĐTAP
(Đối tượngápdụng)
Phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kiểm kê định kỳ
Nội dung
Theo dõi thường xuyên, liên tục, có hệ thống;
Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho;
Giá trị hàng xuất có thể tính được ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ
Chỉ phản ánh hàng tồn đầu kỳ và cuối kỳ, không phản ánh nhập - xuất trong kỳ.
Giá trị hàng xuất trong kỳ tới cuối kỳ mới tính được.
Việc tính giá trị của hàng hoá, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức:
Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Tổng trị giá hàng nhập kho trong kỳ - Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ
Chứng từ
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho;
Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá;
Tương tự như phương pháp KKTX, tuy nhiên đến cuối kỳ kế toán mới nhận chứng từ nhập xuất hàng hoá từ thủ kho, kiểm tra và phân loại chứng từ theo từng loại, ghi giá hạch toán.
Hạch toán
Mọi tình hình biến động tăng giảm (nhập, xuất) và số hiện có của vật từ, hàng hóa đều được phản ánh trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho (TK 151, TK 152, 153, 154, 156, 157, 158).
Ví dụ: Khi Mua hàng hoá
Nợ TK 156
Nợ 1331 (Nếu có)
Có 111/112/331..
Mọi biến động của vật tư, hàng hoá (Nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hoá mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (Tài khoản 611 “Mua hàng”).
Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ).
Ví dụ: Khi Mua hàng hoá
Nợ 611 – Mua hàng
Nợ 1331 (nếu có)
Có 111/112/331
Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê:
Nợ 156 / Có 611
Ưu điểm
Có thể xác định đánh giá về số lượng và giá trị hàng tồn kho vào từng thời điểm khác nhau nếu DN có nhu cầu kiểm tra
Nắm bắt, quản lý hàng tồn kho thường xuyên, liên tục, góp phần điều chỉnh nhanh chóng kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN
Giảm tình trạng sai sót trong việc ghi chép và quản lý
Giảm khối lượng ghi chép
Giảm bớt sự cồng kềnh của việc ghi chép vào sổ
Phương pháp kê khai thường xuyên thường áp dụng cho các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp. . .) và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật, chất lượng cao. . .
Phương pháp này áp dụng với DN kinh doanh mặt hàng có giá trị thấp, số lượng lớn, nhiều chủng loại, quy cách…và các đơn vị sản xuất ra 1 loại sản phẩm, hàng hoá nào đó