Thực trạng - thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của Nghị quyết số 36-NQ-TW về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Cập nhật: 05/07/2025   Lượt xem: 1,885

Atailieu.com xin tổng hợp Thực trạng- thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của Nghị quyết số 36-NQ/TW về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Thực trạng (thành tựu, hạn chế, nguyên nhân) được nêu trong nghị quyết 36-NQ/TW chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển như sau:

Thành tựu nêu trong nghị quyết 36-NQ/TW chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Quan 10 năm thực hiện Nghị quyết về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, chúng ta đã đạt được một số thành tựu nổi bật:
- Nhận thức của xã hội về biển, đảo đã được nâng lên.
- Chủ quyền quốc gia và an ninh biển được giữ vững.
- Công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, đảo được triển khai chủ động, toàn diện.
- Các vùng biển và địa phương có biển đã trở thành khu vực phát triển năng động, thu hút nguồn lựu đầu tư trong và ngoài nước.
- Đời sống và thu nhập của người dân ven biển, các vùng biển, đảo đã được nâng lên rõ rệt.
- Công tác nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển được thực hiện tích cực.
- Thể chế, chính sách quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, đỏa được hình thành và bước đầu phát huy hiệu quả.

Hạn chế nêu trong nghị quyết 36-NQ/TW chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

- Tư duy, nhận thức về biển đảo chưa đầy đủ, toàn diện và chưa tạo sự đồng thuận chung.

- Công tác đảm bảo an ninh trên biển và các vùng ven biển gặp nhiều khó khăn.
- Các chương trình, dự án hợp tác quốc tế còn hạn chế.
- Chưa phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của cửa ngõ vươn ra thế giới.
- Một số mục tiêu chưa đạt như: đóng góp của ngành kinh tế biển vào GDP cả nước, thu nhập bình quân,... chưa đạt.
- Chưa phát huy tối đa tiềm năng của các ngành kinh tế mũi nhọn như: hàng hải, dầu khí, đóng tàu.
- Mối quan hệ giữa kinh tế - quốc phòng, an ninh, kinh tế - môi trường chưa được gắn kết.
- Nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ Khoa học - công nghệ về biển chưa đáp ứng yêu cầu.
- Khoảng cách giàu nghèo của người dân ven biển ngày càng tang.

Nguyên nhân nêu trong nghị quyết 36-NQ/TW chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Khách quan:

- Tình hình khu vực và quốc tế diễn ra phứt tạp và nhanh hơn dự báo. Đặc biệt là việc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và sự can thiệp của các nước lớn vào khu vực.
- Biến đổi khí hậu, dịch bệnh, khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự giảm giá dầu đã tác động tiêu cực đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế biển.

Chủ quan:

- Nhận thức và phương thức quản lý tổng hợp về biển chưa theo kịp yêu cầu phát triển và xu thế thời đại.
- Một số mục tiêu đề ra chưa khả thi so với diễn biến nhanh chóng của tình hình khu vực và thế giới, một số chỉ tiêu chưa phù hợp với điều kiện đất nước hiện tại.
- Thể chế và chính sách về biển chưa đồng bộ.
- Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực biển còn hạn chế.
- Mô hình tổ chức của một số tập đoàn kinh tế chưa phù hợp, năng lực quản lý nhà nước về biển đảo chưa đủ mạnh, cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý biển còn hạn chế.
- Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết gặp nhiều khó khăn, chưa tạo sự đồng thuận và tham gia của xã hội.

Trên đây là tổng hợp Thực trạng- thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của Nghị quyết số 36-NQ-TW về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Bạn có thể xem thêm: